Bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp là chỉ trạng thái áp lực động mạch tuần hoàn trong cơ thể thấp hơn bình thường. Vì trên lâm sàng huyết áp cao thường gây tổn hại đến các bộ phận nội tạng quan trong như tim, não, thận nên rất được coi trọng, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đã có tiêu chuẩn quy định rõ ràng về chuẩn đoán huyết áp cao. Nhưng chuẩn đoán huyết áp thấp vẫn chưa có tiêu chuẩn thống nhất. Huyết áp ở người trưởng thành thấp hơn 90/60mmHg được coi là huyết áp thấp

Biểu hiện lâm sàng】phân làm hai loại cấp tínhmãn tính.

  1. Huyết áp thấp cấp tính: Huyết áp thấp cấp tính là chỉ người có huyết áp đang ở mức bình thường mà đột nhiên hạ thấp rõ rệt. Trên lâm sàng thường là do não, tim, thận thiếu máu mà xuất hiện trạng thái chóng mặt, mắt tối sầm, chân tay mềm nhũn, toát mồ hôi lạnh, tim đập nhanh v.v… Người bị nghiêm trọng có thể ngất hay hôn mê.
  2. Huyết áp thấp mãn tính: Huyết áp thấp mãn tính là chỉ trạng thái duy trì huyết áp thường xuyên dưới phạm vi bình thường.

aHuyết áp thấp tính thể chất: Thường thể chất gầy yếu và di truyền có liên quan với nhau, đa số ở người già và phụ nữ 20-50 tuổi. Người nhẹ không có bất cứ triệu chứng gì, người nặng xuát hiện tinh thần mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, thậm chí hôn mê. Mùa hề khi thời tiết nóng nhiệt độ khá cao thì càng rõ rêt.

b. Huyết áp thấp tính thể vị: Một bộ phận người mắc bệnh huyết áp thấp khi phát bệnh đều có liên quan đến vị trí cơ thể thay đổi (đặc biệt bị trí đứng thẳng) gọi là huyết áp thấp tính thể vị

c. Huyết áp thấp tính kế phát: Một số bệnh tật nào đó hoặc một số loại thuốc có thể dẫn đến huyết áp thấp, như bệnh rỗng tủy sống, hẹp động mạch chủ quá lớn, hẹp van hai lá, viêm màng ngoài tim co thắt mãn tính, bệnh cơ tim phì đại, người bệnh thẩm tách máuchứng bệnh loạn dưỡng mãn tính, hay người dùng thuốc chống trầm cảm. Những căn bệnh hay thuốc gây ra huyết áp thấp có thể xuất hiện triệu chứng đầu óc mụ mẫm, chống mặt v.v…

Bài thuốc đông y trị liệu

  1. Cháo long nhãn: long nhãn 30g, gạo tẻ 100g nấu thành cháo. Có thể thêm đường lượng thích hợp, tác dụng dưỡng huyết bổ huyết. Chủ trị huyết áp thấp.
  2. Cháo thịt bò: thịt bò tươi 100g, thái thành miếng nhỏ, cho nước và mắm muối vừa đủ rồi đun nóng. Rồi cho tiếp 200g gạo tẻ vào và thêm nước vừa đủ đun đến khi thịt nhừ cháo nhuyễn, sau đó thêm gia vị và đun sôi lên là được. Ăn vào sáng sớm hàng ngày, tác dụng bổ hư cường thể. Chủ trị huyết áp thấp.
  3. Canh kỷ tử, táo đỏ, chúng gà: kỷ tử 15g, táo đỏ 10 quả lấy nước nguội đun 20 phút, rồi cho 2 quả trứng gà(bỏ vỏ) đun chín. Mỗi ngày dùng 2 lần, tác dụng điều bổ khí huyết, tăng cường thể chất. Chủ trị huyết áp thấp mang tính khí huyết song khuy.
  4. Cháo kỷ tử: Kỷ tử 30g, gạo 100g, cùng đun thành cháo. Tác dụng dưỡng huyết bổ máu, chủ trị huyết áp thấp.
  5. Trà hoàng kỳ, táo đỏ: Hoàng Kỳ 50g, táo đỏ 10 quả, đun lên rồi lấy nước uống. Chia ra uống 2 lần mỗi ngày, tác dụng bổ khí dưỡng huyết, chủ trị huyết áp thấp.

taphoa247.net

Theo tài liệu y học cổ truyền

Bài viết trướcBệnh huyết áp cao
Bài kế tiếpXuất tinh sớm