Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường(diabetes mellitus) là căn bệnh chuyển hóa đặc trưng tăng đường huyết. Tăng đường huyết là do sự bài tiết insulin bị thiếu hoặc chức năng sinh vật của nó bị hư hỏng hay do cả hai vấn đề vừa nêu gây ra. Do bệnh tiểu đường kéo dài tình trạng đường huyết cao nên dẫn tới chức năng các bộ phận gặp trở ngại, đặc biệt là mắt, thận, tim, mạch máu, thần kinh bị hư hại mãn tính….

Biểu hiện lâm sàng điển hình là 3 tăng 1 giảm , uống nhiều – đi tiểu nhiều – ăn nhiều và cơ thể giảm cân. Nó là một loại bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh ở nước ta và trên thế giới hiện nay rất cao. Tiểu đường có thể dẫn đến các bệnh tật về tim mạch, mù mắt, chức năng thận suy yếu, bệnh biến thần kinh, hôn mê, hoại tử đãn tới cắt chi v.v…Nguyên nhân bệnh này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, phần lớn cho rằng tác dụng những nhân tố tương hỗ gây ra như hệ miễn dịch, môi trường, di truyền chứ không phải một căn bệnh gây ra.

Bệnh tiểu đường có hai dạng, tiểu đường típ 1 và tiểu đường típ 2.

Tiểu đường típ 1: là do thiếu insulin, thường hay sảy ra với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên nhưng cũng có thể sảy ra ở các lứa tuổi khác. Bệnh phát triển nhanh chóng, insulin thiếu gây ra dễ sinh bệnh tiểu đường Ketone nên phải dùng insulin chữa trị mới có hiệu quả, bằng không sẽ hiểm đến tính mạng. Tiểu đường típ 2

Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2 và người mắc bệnh thường sau độ tuổi 35-40.

Biểu hiện lâm sàng

  1. Triệu chứng bệnh điển hình: triệu chúng thường thấy nhất là 3 tăng 1 giảm, tức uống nhiều(khát nước nên lượng nước uống tăng nhiều), ăn nhiều, tiểu nhiều(lương nước tiểu tăng, số lần bài tiết đi tiểu cũng tăng nhiều, tiểu đêm cũng tăng lên) và người gầy đi. Bệnh tiểu đường khác nhau thì thời gian và thứ tự của 4 biểu hiện vừa nêu cũng khác nhau, nhưng đều có thể xuất hiện. Giai đoạn đầu đa số người mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng, nhưng uống nước không đủ  có thể xuất hiện tình trạng mất nước.
  2. Trẻ em mắc bệnh tiểu đường: uống nhiều, tiểu nhiều là triệu chứng điển hình, hoặc chỉ có hiện tượng tiểu đêm nhiều và đái dầm. Có thể ăn nhiều, cũng có thể ăn bình thường hoặc giảm ăn,ngoài ra thường có triệu chứng gầy, thiếu sức, tinh thần uể oải.
  3. Bệnh tiểu đường Ketone: thường do không chữa trị kịp thời gây ra, triệu chứng phát bệnh thường nghiêm trọng, tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh, biểu hiện là tinh thần ủy mị, thích ngủ, phản ứng chậm chạp, thậm chí còn hôn mê, không muốn ăn, buồn nôn, tiêu chảy. Trường hợp nặng còn bị mất nước, nhiễm toan chuyển hóa. tính đàn hồi của da cực kém, môi đỏ, hô hấp sâu. Người điển hình hơi thở có mùi hoa quả thối, giai đoạn cuối sắc mặt trắng xám, da xanh tím, chân tay lạnh, huyết áp hạ.
  4. Giai đoạn cuối: do động mạch nhỏ sơ cứng hóa và mao mạch tăng dày, thần kinh xung quanh mất myelin và sơ hóa, có thể dẫn đến xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể, suy giảm chức năng của thận, vận động khó khăn, phát sinh bệnh tim mạch, viêm thần kinh xung quanh, da – cơ phát bệnh. Dễ gây ra trở ngại dinh dưỡng, dễ nhiễm các bệnh khác(thường thấy là bệnh về da), ăn kém, người thiếu sức, kinh nguyệt thất thường, bị tê, đau chân và eo, da như có kiến bò, da khô, ngứa, liệt dương, táo bón, tiêu chảy tính ngoan cố, tim đập nhanh, huyết áp thấp tính tư thế, đổ mồ hôi, mắt mờ, hay sinh mụn nhọt khó chữa.

Bài thuốc đông y trị liệu

  1. Đậu xanh – củ cải – lê: Đỗ xanh 200g, lê 2 quả, củ cải xanh 250g cùng nấu chín lên ăn. Chủ trị trẻ em mắc bệnh tiểu đường.
  2. Canh bí khoai: Lá khoai lang tươi 100g, bí đao lượng vừa phải, cho nước vào rồi đun lên lấy nước uống. Chủ trị trẻ em bệnh tiểu đường.
  3. Nước rau muống – râu ngô: ….

Kiêng kỵ

Còn nữa

Bài viết trướcBệnh Gout