Bệnh Gout

Bệnh gút (Gout), trong Đông y gọi là bệnh thống phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra. Bình thường axit uric được lọc và đào thải qua thận, khi axit uric tăng quá cao sẽ chuyển hóa thành các tinh thể tích tụ ở các vị trí trong cơ thể như: khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân,…gây ra viêm khớp, sưng tấy đỏ tại chỗ, đau đớn khi chạm vào.

Biểu hiện lâm sàng

  1. Tăng acid uric trong máu : Không có triệu chứng lâm sàng, chỉ là nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
  2. Giai đoạn gout viêm khớp cấp tính: Điển hình là chân đau đêm tỉnh dậy, như có dao cắt hay bị cắn. Phần mềm xung quanh khớp xưng đỏ nóng một cách rõ rệt. Khớp lớn thì sẽ bị mệt mỏi và thấm dịch ra và nơi rỗng ở khớp sẽ tích chứa dịch. Đau khớp xương là triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh Gout. Người cấp tính phát bệnh thường hay ở các khớp mắt cá chân, ngón chân, tay, ngón tay, cổ tay, đầu gối, khuỷu tay, cột sống, vai, hông. Lần đầu phát bệnh thường vào nửa đêm, ban đầu thường chỉ ở một khớp sưng đỏ nóng và đau, gay cản trở cho vận động. Có thể có hiện tượng đau đầu, sốt, tim đập nhanh, mệt nhoài, chán ăn v.v… Bạch cầu tăng nhiều, tỷ lệ hồng cầu giảm. Sau giai đoạn này hoàn toàn không có triệu chứng và bước vào giao đoạn ủ bệnh, có người vài năm hoặc hơn 10 năm mới phát bệnh lại, nhưng đa số phát bệnh lại trong vòng 1 năm.
  3. Giai đoạn viêm khớp mãn tính: phần lớn biểu hiện là khớp bị mỏi, sảy ra khá nhiều, khoảng cách thời gian sảy ra ngắn lại, đau ngày càng gia tăng, thậm chí sau khi phát bệnh cảm giác đau không hề thuyên giảm mà còn xuất hiện khớp bị xưng biến dạng, cứng, hoạt động bị hạn chế. Acid uric kết tinh còn có thể xuất hiện tại các nơi như vành tai, mặt trước cánh tay, ngón tay, ngón chân, khủy tay… hình thành các cục to nhỏ khác nhau.
  4. Biến đổi bệnh lý thận: khoảng 1/3 người mắc bệnh Gout là thận bị tổn hại, nó biểu hiện ở 3 hình thức Gout tính bệnh thận – chức năng thận suy yếu cấp tính – sỏi niệu quản

 

Bài thuốc đông y trị liệu

  1. Cháo xa tiền thông thảo: xa tiền thảo 50g, thông thảo 60g, sinh địa 30g. Cho vào đun lên lấy nước nấu cháo với 50g gạo, cháo nấu xong cho gia vị. Ngày ăn 1 lần, có thể ăn liền 1-2 tuần. Tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thông lâm giải độc; Chủ trị bệnh Gout nhiệt khá nặng.
  2. Nước quả: khoai tây, cà rốt, dưa chuột, táo tàu mỗi loại 300g, ép lấy nước rồi cho mật ông vừa đủ. Ngày uống 1 lần, tác dụng thanh nhiệt sinh tân, lợi tiểu. Chủ trị: bệnh Gout thấp nhiệt nội ôn.
  3. Nước râu ngô: Râu ngô tươi 100g, cho lượng nước thích hợp, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa sắc trong 1h. Lấy nước uống, ngày 3 lần, tác dụng lợi tiểu, phòng trị bệnh Gout do sỏi thận gây nên.

Kiêng kỵ】Tránh ăn thực phẩm có hàm lượng Purine (C5H4N4) cao như các loại nội tang đông vật (gan, thận, tim, não, canh thịt đậm đặc, canh gà đậm đặc, canh cá đậm đặc, cá mòi cơm châu âu, lươn, cá chim trắng (tên khoa học: Pampus argenteus), cá nheo (tên khoa học: Silurus asotus), trứng cá, gạo lức(gạo chưa xay), các loại đậu, thực phẩm lên men. Đỗ khô, rau chân vit, tần ô(cải cúc) hàm lượng ít Purine thì sau khi nấu lên có thể ăn. Hải sản nên ăn vừa phải, không nên ăn da cá (da cá hàm lượng Purine cao). Kiêng  rượu, chè đặc, thuốc lá, cà fe, đặc biệt là bia dễ gây nên phát bện Gout nhất. Kỵ các món cay, rán, nướng có nhiều mỡ, đó là những thực phẩm dễ hóa thấp sinh nhiệt.

taphoa247.net

Theo tài liệu y học cổ truyền

Bài viết trướcMộng tinh
Bài kế tiếpBệnh tiểu đường